Để sở hữu một dàn âm thanh gia đình hoàn hảo phải trải qua rất nhiều bước, từ khâu chọn mua thiết bị, phối ghép thành một hệ thống, lắp đặt bộ dàn và cuối cùng là cân chỉnh âm thanh. Không ít người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc lắp đặt, bố trí dàn karaoke - công đoạn quyết định bộ dàn của bạn có hoạt động tốt hay không. Vậy nên đa phần người dùng nhờ sự hỗ trợ lắp đặt của kỹ thuật viên tại cửa hàng mua thiết bị âm thanh, tuy nhiên nếu bạn ở xa, mua hàng online thì đây là giải pháp không mấy khả thi.
Thông qua bài viết dưới đây, Bảo Châu Audio sẽ hướng dẫn khách hàng quy trình lắp đặt một dàn âm thanh gia đình hoàn chỉnh, để có được trải nghiệm giải trí hoàn hảo nhất.
- Loa karaoke
Đóng vai trò khá quan trọng trong việc cho ra chất lượng âm thanh hoàn hảo cho toàn bộ hệ thống, vì thế, vị trí lắp đặt loa karaoke như thế nào là điều bạn cần ưu tiên trên hết.
Nếu phòng hát gia đình rộng, có thể đặt loa karaoke trên kệ, tủ hoặc bổ sung thêm chân loa, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà vẫn có chất âm hay.
Còn khi căn hộ quá eo hẹp về mặt diện tích thì bạn nên treo loa trên tường, với các tiêu chuẩn như cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là 2 - 2.5m, đặt hơi nghiêng xuống dưới với góc 15 độ.
- Loa sub
Không phải thiết bị bắt buộc phải có trong dàn âm thanh gia đình cơ bản, tuy nhiên, để có một dàn âm thanh thực sự chất lượng thì bạn nên đầu tư thêm một chiếc loa sub.
Việc lắp đặt loa sub không quá cầu kỳ như loa karaoke, bạn chỉ cần đặt ở những vị trí thuận lợi cho quá trình sử dụng, tránh lối đi lại, tránh các bức tường, gầm cầu thang hoặc những vật có tiết diện lớn bởi sẽ tạo ra sự cộng hưởng lớn khiến âm thanh đầu ra không được mượt mà, sạch mà có thể bị lẫn những tạp âm.
Để loa sub đạt hiệu suất hoạt động tối đa thì nên đặt dưới sàn nhà nhưng không nên cho tiếp xúc trực tiếp mà cần có những tấm kê mỏng.
Tuyển tập các mẫu loa sub karaoke chính hãng giá rẻ hiện nay
Thông thường có 2 phương án lựa chọn cho các dàn karaoke gia đình là sử dụng amply karaoke hoặc cục đẩy công suất kết hợp cùng vang số để xử lý và khuếch đại tín hiệu ra loa.
Đây đều là những thiết bị sinh nhiệt lớn trong quá trình hoạt động nên cần để ở nơi thoáng mát, hạn chế tình trạng tích tụ nhiệt gây ảnh hưởng đến các thiết bị phối ghép cùng, dẫn đến chất lượng cũng như độ bền của bộ dàn suy giảm.
Thêm vào đó, nên đặt cân đối với loa để tín hiệu truyền đi được ổn định nhất và cũng không nên quá xa làm tốn nhiều dây kết nối mà không gọn gàng.
Cũng tương tự như các thiết bị khuếch đại, người dùng nên bố trí đầu karaoke gọn nhất, đảm bảo thẩm mỹ cho bộ dàn.
Nếu dùng micro có dây thì cần đảm bảo kết nối với amply hay vang số không bị vướng khi di chuyển, cổng kết nối chắc chắn, tín hiệu truyền tải ổn định.
Còn với micro không dây, cần đặt đầu thu nơi thoáng đãng, chú ý khoảng cách với tay micro sao cho phù hợp.
Trước khi kết nối, bạn nên lưu ý điện áp sử dụng được ghi cụ thể trên mỗi thiết bị để chọn điện áp phù hợp nhất, thường sẽ có hai mức điện áp thông dụng là 100V và 220V.
Dây kết nối sử dụng trong dàn cũng nên lựa chọn kĩ lưỡng để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa có độ bền cao, kết nối chắc chắn, tín hiệu truyền đi nhanh và đều nhất, không nên quá tiết kiệm dây sẽ dẫn đến dễ bị tuột kết nối khi dàn đang hoạt động, cũng không nên lãng phí dây dẫn sẽ gây vướng víu cho mọi người khi di chuyển trong phòng.
Sau khi ngắt tất cả các nguồn điện, chúng ta sẽ lần lượt kết nối các thiết bị trong dàn karaoke theo thứ tự như sau:
Trên các mẫu amply hoặc cục đẩy sẽ có Speaker Output với 2 cổng L (loa bên trái) và 2 cổng R (loa bên phải), dùng dây loa kết nối loa bên trái với 2 cổng L, loa bên phải với 2 cổng R. Dây kết nối 2 cổng đổ và đen trên loa và amply hay cục đẩy phải tương ứng với nhau.
Dùng dây canon kết nối cổng L, R Output trên vang số với cổng Input canon trên cục đẩy công suất.
Nếu là sub điện thì chỉ cần kết nối dây tín hiệu 2 cổng LINE Output trên amply, vang số vào 2 cổng LINE Input trên loa sub tương ứng.
Người dùng có thể kết nối bằng ngõ Canon hoặc sử dụng ngõ MIX OUT kết nối với 1 trong cổng Mic IN.
- Cách 1: dùng dây AV kết nối 2 cổng L, R Output trên đầu với 2 cổng L, R Input trên vang số hoặc amply tương ứng nhau.
- Cách 2: một số mẫu đầu hát, amply, vang số có hỗ trợ cổng Optical nên người dùng có thể kết nối qua cổng này.
Kết nối với màn hình, tivi
Kết nối đầu karaoke với màn hình, tivi qua cổng HDMI, VGA, dây AV 3.5,…
Để tiến hành căn chỉnh dàn âm thanh sau khi đã lắp đặt và kết nối các thiết bị, việc đầu tiên bạn cần làm là vặn Volume của tất cả các thiết bị về 0, sau đó bật nguồn điện kết nối với dàn.
Để điều chỉnh âm thanh, bạn chỉ cần nói lặp đi lặp lại “Alo, alo,…” hoặc đếm “1, 2, 3,…” và nghe xem âm thanh đã đủ to chưa, nếu chưa thì tăng dần âm lượng lên mức mình mong muốn.
- Đối với dàn sử dụng amply
Sử dụng các núm trong hàng Echo và Bass để điều chỉnh độ vang, độ nhại, luyến láy hoặc độ trầm, chắc của âm thanh. Vặn các núm “Hi” và “Mid” về vị trí 9 - 10h để tránh những tiếng rú rít ồn ào, khó chịu.
- Đối với dàn sử dụng vang số
Việc căn chỉnh sẽ đơn giản hơn, bạn chỉ cần kết nối với phần mềm thông qua laptop và điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà cung cấp.
Hoặc nhờ nơi bán vang số căn chỉnh và lưu sẵn cấu hình đã căn chỉnh, chỉ cần kết nối là có thể sử dụng được.
Cuối cùng, sau khi đã chỉnh được tiếng micro ưng ý, bạn bật thử một bài karaoke lên hát để điều chỉnh âm lượng micro so với tiếng nhạc, trừ khi muốn có hiệu ứng âm thanh cực sung, kích thích sự hào hứng của mọi người thì tăng tiếng nhạc lên, còn thông thường, trong khi hát, chúng ta sẽ để tiếng nhạc không to quá tiếng micro để đảm bảo nghe được tiếng hát hay và rõ ràng hơn.
Trên đây, AUDIO ĐIỆP SƠN đã hướng dẫn bạn quy trình lắp đặt và căn chỉnh một dàn âm thanh karaoke gia đình cơ bản nhất. Nếu trong quá trình sử dụng gặp phải những tình huống mà bạn không biết phải xử lý như thế nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 0255 để được hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
0966 206 912